Thông tin tuyên truyền phòng, chống COVID-19 ngày 31/8/2021
  • Cập nhật: 31/08/2021
  • Lượt xem: 2573 lượt xem

Sáng 31/8/2021, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam lũy tích có 449.489 ca mắc COVID-19. Tỉnh Phú Thọ ghi nhận 06 trường hợp mắc COVID-19 là công dân trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên thế giới

Toàn thế giới ghi nhận 217.776.809 ca mắc COVID-19 (tăng 603.360 ca mắc mới trong 24 giờ qua), trong đó có 4.521.979 ca tử vong, 194.683.498 trường hợp điều trị khỏi. Mỹ, Ấn Độ, Brazil hiện đang là ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (69.636.738 ca), vượt xa châu Âu (55.097.331 ca). Tiếp đến là Bắc Mỹ với 47.605.954 ca và Nam Mỹ với 36.860.950 ca. Châu Phi (7.811.883 ca) và châu Đại Dương (159.365 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại có thêm hàng trăm nghìn người chết vì COVID-19 tại châu Âu trong ba tháng tới, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine chững lại. Trong một tuần vừa qua, tỷ lệ người tử vong trong khu vực tăng 11%; cứ theo đà này, dự báo của WHO cho biết châu Âu có thể ghi nhận khoảng 236.000 ca tử vong từ nay đến ngày 1/12. Bên cạnh đó, khoảng một nửa dân số châu Âu đã tiêm chủng đầy đủ, nhưng tốc độ tiêm chủng trong khu vực đang chậm lại. Trong 6 tuần qua, tỷ lệ này giảm 14% do một số quốc gia khó tiếp cận vắc xin và người dân một số nước không tin tưởng và tiêm chủng. Chỉ 6% người dân ở các quốc gia châu Âu có thu nhập thấp và trung bình thấp được tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt ở một số nước, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho nhân viên y tế chỉ đạt 10%.

Tại Indonesia, quốc gia từng là ổ dịch lớn nhất với số ca mắc mới COVID-19/ngày cao nhất thế giới bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng chống dịch tại khu vực đảo Java và thủ đô Jakarta. Quốc gia này đã cho phép các nhà hàng và địa điểm tôn giáo mở cửa 25% công suất, các trung tâm mua sắm được hoạt động 50% công suất. Bên cạnh đó, trường học cũng bắt đầu mở cửa lại từ ngày 30/8 với số tiết học bằng 50% bình thường. Các trường học sẽ mở cửa vào thứ hai, tư, sáu, những ngày còn lại đóng cửa để phun khử trùng lớp học.

Diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước

Trong số các ca bệnh COVID-19, có 228.816 bệnh nhân được điều trị khỏi; 11.064 trường hợp tử vong. Các tỉnh có số ca mắc cao nhất cả nước là: Thành phố Hồ Chí Minh 215.810 ca, Bình Dương 110.258 ca, Đồng Nai 23.132 ca, Long An 21.457 ca, Tiền Giang 9.438 ca…

Trước đó, tính từ 17h ngày 29/8 đến 17h ngày 30/8, cả nước ghi nhận 14.219 ca mắc mới; trong đó, có 05 ca nhập cảnh, 14.219 ca ghi nhận trong nước; 7.504 ca trong cộng đồng. Các địa phương có nhiều ca mắc mới là: Bình Dương 6.050 ca, Thành phố Hồ Chí Minh 5.889 ca, Long An 524 ca, Đồng Nai 491 ca, Tiền Giang 221 ca, Khánh Hòa 126 ca…

Các tỉnh, thành phố lân cận với tỉnh Phú Thọ: Trong ngày 30/8, thành phố Hà Nội ghi nhận 110 ca; Sơn La ghi nhận 02 ca mắc COVID-19 mới.

Tình hình dịch COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù thành phố Hà Nội vẫn đang áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg, song số ca mắc mới chưa rõ nguồn lây được sàng lọc ho, sốt tại các cơ sở y tế liên tục được ghi nhận. Trước tình hình nêu trên, ngày 31/8/2021, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường bệnh tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là bệnh viện tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại khu vực thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

Cả nước có 07 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.

Có 05 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum.

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh

Trong 24 giờ qua, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 06 ca mắc COVID-19 mới, là công dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy đang làm việc, lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương từ ngày 23/8/2021 đã được chính quyền địa phương áp dụng cách ly tại nhà, nơi cư trú ngay khi trở về nên dịch COVID-19 không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Thông tin dịch tễ cho biết, ngày 20/8, đoàn 11 người gồm: 06 trường hợp trên, 03 người bệnh COVID-19 đã được điều trị khỏi hoàn toàn và 02 người thân từ Thành phố Hồ Chí Minh thuê xe ô tô riêng (02 lái xe là người Tân Sơn, Phú Thọ) để về tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình di chuyển đoàn 11 người chỉ ăn nghỉ trên xe, không xuống giao tiếp với người trên đường đi.

Ngày 23/8, khi di chuyển đến Chốt kiểm soát dịch số 16 tại xã Tinh Nhuệ, Thanh Sơn (giáp tỉnh Hòa Bình), đoàn đã khai báo y tế, thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Cùng ngày, đoàn về nơi được chính quyền xã Hoàng Xá bố trí cách ly tại khu 18, xã Hoàng Xá, Thanh Thủy và thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú; không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ người nào. 02 lái xe chở đoàn về đã được cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính lần thứ nhất ngày 24/8.

Cũng trong ngày, 11 người được Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính lần thứ nhất với SARS-CoV-2.

Ngày 29/8, 11 người được lấy mẫu xét nghiệm sau 07 ngày cách ly y tế, cho kết quả nghi ngờ dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 30/8, 11 người tiếp tục được lấy lại mẫu xét nghiệm, kết quả khẳng định 06 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 bằng RT-PCR.

Hiện tại, 06 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được chuyển về theo dõi, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 01 của tỉnh.

Kết quả rà soát, truy vết phát hiện 05 F1 cùng đoàn với 06 F0 nêu trên, gồm có: 03 F1 là các ca bệnh COVID-19 đã điều trị khỏi tiếp tục cách ly tại nhà, nơi cư trú dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương; 02 F1 nguy cơ cao (01 F1 đã tiêm một mũi vắc xin phòng COVID-19; 01 F1 là trẻ em, chưa tiêm phòng vắc xin) chuyển về cách ly y tế tập trung tại Cơ sở cách ly tập trung số 01 của tỉnh. Không phát hiện F2, F3 liên quan. Đồng thời, đã thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ nơi đoàn người ở cách ly sau khi trở về xã Hoàng Xá.

Sở Y tế nhận định, đây là chùm ca bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh qua một đoàn công dân trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay khi trở về, đoàn đã chủ động khai báo y tế và được tổ chức cách ly tại nhà, nơi cư trú riêng biệt tại xã Hoàng Xá. Đến thời điểm báo cáo, 06 F0 nêu trên không có F1, F2 tại cộng đồng. Do đó, dịch COVID-19 không có nguy cơ lây lan và phát tán ra cộng đồng tại xã Hoàng Xá. 02 lái xe đưa đoàn về Phú Thọ và toàn bộ lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát dịch số 16 tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn và lực lượng chức năng làm thủ tục cách ly tại xã Hoàng Xá có nguy cơ lây nhiễm rất thấp.

Bệnh viện dã chiến tỉnh Phú Thọ đang theo dõi và điều trị 20 ca bệnh COVID-19. Tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 ổn định. Các diễn biến lâm sàng của các bệnh nhân COVID-19 đang được theo dõi sát để áp dụng các xử trí tích cực, phù hợp.

Cả tỉnh hiện có 252 F1, có 3.935 F2 và người trở về từ vùng dịch, có 204 F3 đang được theo dõi, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Trong 24 giờ qua, có tổng số 193  người trở về từ vùng dịch, vùng đang áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg đã thực hiện khai báo và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt 03 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng) với số tiền 05 triệu đồng.

Các chốt kiểm soát dịch COVID-19 tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào tỉnh. Trong ngày 30/8, có tổng số 7.717 lượt phương tiện và 10.055 lượt người lưu thông qua chốt kiểm soát. Kiểm soát phát hiện 1.097 trường hợp từ địa phương có dịch hoặc có triệu chứng lâm sàng (ho, sốt,…) qua chốt kiểm soát dịch. Thực hiện 361/361 test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.  

Trong ngày 30/8, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm 1.022 mũi vắc xin phòng COVID-19; không phát hiện trường hợp phản ứng thông thường và phản ứng nặng sau tiêm chủng. Lũy tích toàn tỉnh có 116.835 liều vắc xin đã được tiêm, trong đó có 75.748 người được tiêm mũi thứ nhất; 41.087 người được tiêm mũi thứ hai.

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện

Tính đến 15h00 ngày 31/8/2021, huyn Yên Lp chưa phát hin ca nhim COVID-19 trong cng đng.

Tính t ngày 15/7/2021 đến nay, tng s trưng hp thuc din cách ly y tế là: 2.262 trưng hp; trong đó: S trưng hp đã hoàn thành cách ly: 1.913 trưng hp. S trưng hp đang cách ly ti nhà, nơi cư trú: 349 trưng  hp (tăng 17 tng hp so vi ngày 30/8/2021), trong đó 335 trưng hp tr v t Hà Ni, 14 trưng hp tiếp xúc gn và tr v t các vùng có dch khác).

T 15h00 ngày 30/8/2021 đến 15h00 ngày 31/8/2021 có 24 trưng  hp tr v t Hà Ni.

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: Lũy tích toàn huyện5.195 liều vắc xin phòng COVID-19 đã được tiêm, trong đó: 2.859 người được tiêm mũi thứ 1; 2.336 người được tiêm mũi thứ 2.

Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng đường thủy nội địa, đường hàng không và đường hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19

Theo đó, với đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, trường hợp thuyền viên, người lái phương tiện xuất trình được bản chính giấy xét nghiệm còn hiệu lực, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và đã khai báo y tế thì được lưu thông qua chốt kiểm soát dịch.

Trường hợp thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì thực hiện test nhanh tại chỗ hoặc tiếp tục hướng dẫn và xử lý theo quy định về phòng, chống dịch. Nếu phát hiện thuyền viên, người lái phương tiện dương tính với SAR-CoV-2 thì tổ chức cách ly theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện trong suốt hành trình chỉ ở trên phương tiện, ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục phương tiện vào/rời cảng bến thủy nội địa để hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị các cảng vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vận chuyển hàng hóa, nông sản trên các tuyến đường thủy địa phương để kết nối vận tải đến các cảng, bến, tuyến đường thủy nội địa.

Đối với vận tải đường hàng hải, Bộ Giao thông vận tải quy định các tàu thuyền phải thực hiện khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Các thủ tục vào/rời cảng cho tàu biển được thực hiện điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thuyền viên, hành khách không được lên bờ khi khu vực cảng áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg (trừ trường hợp thay thế thuyền viên và các trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khẩn cấp, đặc biệt).

Cơ quan chức năng chỉ cho phép những người có nhiệm vụ mới được lên/xuống tàu và tuân thủ tuyệt đối sự giám sát, cấp phép của bộ đội biên phòng cửa khẩu cảng hoặc công an cửa khẩu cảng.

Đối với vận tải hàng không, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về nguyên tắc thực hiện, bao gồm thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra y tế của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay.

Cán bộ, người lao động làm việc tại các cảng hàng không, sân bay, tham gia trực tiếp và gián tiếp phục vụ chuyến bay thực hiện nghiêm túc quy định về trang phục bảo hộ và đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.

Thực hiện công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được thành lập tại cảng hàng không, sân bay bao gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Cảng vụ hàng không, cảng hàng không, các hãng hàng không, công ty phục vụ mặt đất và các cơ quan, đơn vị liên quan khác hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, tuân thủ Quy chế phối hợp đã ban hành…

Sở Xây dựng hướng dẫn tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngày 30/8/2021, Sở Xây dựng ban hành văn bản số 1761/SXD-GĐ về vệc hướng dẫn tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo đó, đề nghị:

Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ; UBND các huyện, thành, thị; chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuyên truyền, đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị về “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng” kèm theo Văn bản số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 của Bộ Xây dựng.

Rà soát, xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh và Hướng dẫn của Bộ Xây dựng đối với các công trình đang triển khai thi công. Kiểm tra, phổ biến hướng dẫn phòng, chống COVID-19 đối với các công trường nhà dân đang thi công trên địa bàn; kịp thời phát hiện, có biện pháp chấn chỉnh trong trường hợp khi công trường không đảm bảo theo yêu cầu về phòng, chống dịch.

Đối với các dự án chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công, trong quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng với nhà thầu, đề nghị bổ sung nội dung liên quan tới trách nhiệm của các bên theo đúng các nội dung quy định tại Hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Có biện pháp cứng rắn khi công trường không đảm bảo theo yêu cầu về phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Đề nghị Nhân dân

1. Tích cực thực hiện phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Nghiêm túc thực hiện 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế; tuân thủ các quy định về cách ly y tế phòng chống dịch. Không hoang mang, lo lắng, tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.

2. Đề nghị người dân cài đặt và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử trên thiết bị di động thông minh. Đây là ứng dụng được xây dựng với mục tiêu giúp người dân chủ động đăng ký tiêm chủng, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động cập nhật các phản ứng sau tiêm.

3. Thận trọng, cân nhắc khi đăng tải, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 lên mạng xã hội; không đăng tải, chia sẻ, like (thích) thông tin nhạy cảm, thiếu kiểm chứng, sai sự thật; những thông tin không được đăng tải theo quy định của pháp luật về tình hình dịch bệnh. Tích cực chia sẻ, lan tỏa những thông tin truyền cảm hứng; gương người tốt, việc tốt; tinh thần đoàn kết, chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh.

4. Để thuận tiện cho việc vào địa bàn tỉnh Phú Thọ, người dân cần chủ động khai báo y tế điện tử và khai báo di chuyển nội địa trên thiết bị thông minh; đồng thời, có Giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong thời hạn 72 giờ.

* Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, người tham gia tiêm chủng cần lưu ý một số nội dung sau:

Trước khi tiêm

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc, giấy ra viện(nếu có) trong thời gian gần đây.

Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin; tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ trước khi tiêm.

Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân. Trao đổi về loại vắc xin được tiêm; dấu hiệu có thể gặp sau tiêm và cách xử lý. Ghi lại số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Sau khi tiêm

Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được theo dõi, phát hiện sớm phản ứng nếu có. Khi về nhà, theo dõi sức khỏe sau 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin. Không nên uống rượu, bia 3 ngày sau tiêm; không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

Nếu sốt trên 38,5 độ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn. Trong trường hợp sốt cao trên 39 độ không giảm hoặc có dấu hiệu bất thường như tê môi, phát ban, đau đầu, co giật, nôn, đau bụng, khó thở, choáng… cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời.

 

Ban Biên tập