Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ
Chính quyền điện tử cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1609/QĐ-UBND ngày 5/7/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
a) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ.
b) Cho phép đánh giá mức độ xây dựng Chính quyền điện tử tại các cơ quan nhà nước của tỉnh; làm cơ sở chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
c) Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước về ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử; xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong việc ứng dụng CNTT; Cụ thể hóa mô hình Chính quyền điện tử trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Phú Thọ.
2. Yêu cầu
Việc đánh giá, xếp hạng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, chính xác, khoa học, phản ánh đúng thực trạng, kết quả ứng dụng CNTT, mức độ xây dựng Chính quyền điện tử tại từng cơ quan, đơn vị.
Điều 2. Đối tượng đánh giá
Bộ tiêu chí này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh; Ban Quản lý các Khu công nghiệp và 06 cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương là: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chi cục Hải quan Phú Thọ (gọi chung là cấp sở); UBND các huyện, thành, thị (gọi chung là cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ được tổ chức định kỳ hàng năm.
2. Các cơ quan, đơn vị tiến hành thu thập và cung cấp thông tin theo mẫu của “Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ”.
3. Công tác đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử được thực hiện dựa trên số liệu tổng hợp từ các mẫu phiếu đánh giá của từng cơ quan, đơn vị; đồng thời so sánh và đối chiếu với kết quả thực tế từ các đợt kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề và theo dõi thực tế tình hình triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tại các cơ quan nhà nước của tỉnh trong năm. UBND tỉnh sẽ quyết định và công bố kết quả đánh giá, xếp hạng.
Chương II
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nội dung, tiêu chí đánh giá
Nội dung đánh giá mức độ Chính quyền điện tử trong cơ quan nhà nước bao gồm các mục chính như sau:
1. Đánh giá điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử, bao gồm 03 nhóm tiêu chí:
a) Nhóm tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin.
b) Nhóm tiêu chí đánh giá nhân lực CNTT.
c) Nhóm tiêu chí đánh giá môi trường chính sách về ứng dụng CNTT.
2. Đánh giá kết quả Chính quyền điện tử, bao gồm 04 nhóm tiêu chí:
a) Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hiện diện (tính minh bạch).
b) Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tương tác.
c) Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ giao dịch.
d) Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi.
3. Chi tiết bộ tiêu chí đánh giá:
a) Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp Sở được quy định tại Phụ lục I Bộ tiêu chí này.
b) Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện được quy định tại Phụ lục II Bộ tiêu chí này.
c) Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã được quy định tại Phụ lục III Bộ tiêu chí này.
Điều 5. Thời gian, trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng
1. Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ được thực hiện trong quý IV hàng năm.
2. Trình tự thực hiện đánh giá, xếp hạng
a) UBND các xã tiến hành rà soát, thu thập và điền số liệu vào mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục III, gửi về UBND huyện, thành, thị trực thuộc trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để tổng hợp, thẩm định.
b) UBND các huyện, thành, thị tiến hành xác minh, thẩm định số liệu do UBND các xã cung cấp và điền số liệu vào mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục II, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 10 hàng năm để tổng hợp, thẩm định.
c) Các sở, ban, ngành tiến hành rà soát, thu thập và điền số liệu vào mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục I, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 10 hàng năm để tổng hợp, thẩm định.
d) Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thẩm định, xác minh số liệu trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu khảo sát cung cấp đầy đủ số liệu của các đơn vị.
e) Sau khi có kết quả thẩm định, xác minh, Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu, đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử của các cơ quan, đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố kết quả.
Điều 6. Phương pháp đánh giá, xếp hạng
Việc đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử được thực hiện bằng phương pháp chấm điểm đối với các tiêu chí, quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Bộ tiêu chí này. Điểm đánh giá sau đó sẽ được sử dụng để xếp hạng, công bố mức độ Chính quyền điện tử các cơ quan nhà nước.
Điều 7. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử
1. Việc xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử được thực hiện căn cứ vào điểm số đánh giá của từng đơn vị và xếp hạng theo 04 mức độ từ cao đến thấp bao gồm: Mức I, Mức II, Mức III và Mức IV. Các đơn vị đạt điểm dưới Mức IV thì không xếp hạng.
2. Mức độ đạt được của đơn vị được xác định khi điểm của tất cả các nhóm tiêu chí thành phần không nhỏ hơn điểm tối thiểu tại mức tương ứng.
a) Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp sở được xác định chi tiết như sau:
TT
|
Nhóm tiêu chí
|
Điểm tối thiểu
|
Mức I
|
Mức II
|
Mức III
|
Mức IV
|
1
|
Cơ sở hạ tầng thông tin |
25,2
|
22,4
|
21
|
19,6
|
2
|
Nhân lực CNTT |
9,0
|
8,0
|
7,5
|
7,0
|
3
|
Môi trường chính sách |
10,8
|
9,6
|
9,0
|
8,4
|
4
|
Mức độ hiện diện |
16,2
|
16,2
|
15,3
|
14,4
|
5
|
Mức độ tương tác |
46,8
|
44,2
|
41,6
|
36,4
|
6
|
Mức độ giao dịch |
18,0
|
16,0
|
15,0
|
14,0
|
7
|
Mức độ chuyển đổi |
9,0
|
5,0
|
0,0
|
0,0
|
b) Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp huyện được xác định chi tiết như sau:
TT
|
Nhóm tiêu chí
|
Điểm tối thiểu
|
Mức I
|
Mức II
|
Mức III
|
Mức IV
|
1
|
Cơ sở hạ tầng thông tin |
27,0
|
24,0
|
22,5
|
21,0
|
2
|
Nhân lực CNTT |
10,8
|
9,6
|
9,0
|
8,4
|
3
|
Môi trường chính sách |
7,2
|
6,4
|
6,0
|
5,6
|
4
|
Mức độ hiện diện |
36,0
|
36,0
|
34,0
|
32,0
|
5
|
Mức độ tương tác |
31,5
|
29,75
|
28,0
|
24,5
|
6
|
Mức độ giao dịch |
18,0
|
16,0
|
15,0
|
14,0
|
7
|
Mức độ chuyển đổi |
4,5
|
2,5
|
0,0
|
0,0
|
c) Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp xã được xác định chi tiết như sau:
TT
|
Nhóm tiêu chí
|
Điểm tối thiểu
|
Mức I
|
Mức II
|
Mức III
|
Mức IV
|
1
|
Cơ sở hạ tầng thông tin |
18,0
|
16,0
|
15,0
|
14,0
|
2
|
Nhân lực CNTT |
4,5
|
4,0
|
3,75
|
3,5
|
3
|
Môi trường chính sách |
4,5
|
4,0
|
3,75
|
3,5
|
4
|
Mức độ hiện diện |
24,3
|
24,3
|
21,6
|
18,9
|
5
|
Mức độ tương tác |
16,2
|
15,3
|
14,4
|
12,6
|
6
|
Mức độ giao dịch |
9,0
|
8,0
|
7,5
|
7,0
|
7
|
Mức độ chuyển đổi |
4,5
|
2,5
|
0,0
|
0,0
|
3. Thực hiện xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử theo 03 nhóm bao gồm:
a) Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp Sở;
b) Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện;
b) Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, triển khai và thẩm định phiếu đánh giá Bộ tiêu chí; Trình UBND tỉnh xem xét ban hành kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cơ quan nhà nước của tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các tiêu chí đánh giá Chính quyền điện tử cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ.
Phối hợp với Sở Nội vụ đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử theo Bộ tiêu chí này là một tiêu chí đánh giá công tác thi đua khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị; Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị đưa kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử theo Bộ tiêu chí này là một tiêu chí đánh giá công tác thi đua khen thưởng hàng năm của UBND các xã, phường, thị trấn.
Điều 9. Trách nhiệm các cơ quan liên quan
1. Các sở, ban, ngành
Tự đánh giá, chấm điểm mức độ Chính quyền điện tử của đơn vị mình đảm bảo kịp thời, chính xác theo Bộ tiêu chí này; Gửi báo cáo đánh giá mức độ Chính quyền điện tử đúng thời hạn về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả tự đánh giá mức độ Chính quyền điện tử của cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong thẩm định các nội dung của Bộ tiêu chí, để báo cáo UBND tỉnh ban hành kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử.
2. UBND các huyện, thành, thị và UBND các xã, phường, thị trấn
Chỉ đạo việc thực hiện khảo sát, đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu về mức độ Chính quyền điện tử của địa phương hàng năm theo quy định.
UBND các huyện, thành, thị thực hiện xác minh, thẩm định, tổng hợp số liệu đánh giá mức độ Chính quyền điện tử của UBND cấp xã, gửi Sở Thông tin và truyền thông theo đúng thời gian quy định.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong thẩm định các nội dung của Bộ tiêu chí, để báo cáo UBND tỉnh ban hành kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử.
Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả tự đánh giá mức độ Chính quyền điện tử của địa phương.
3. Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng giao tiếp điện tử tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí này.
Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Bùi Minh Châu
|
Xem Phụ lục Bộ tiêu chí