Thờ cúng Bàn Vương là một tục lệ lâu đời, khá điển hình trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao. Người Dao coi việc thờ cúng Bàn Vương là một việc làm có liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc. Đây là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào.
I.Mục đích ý nghĩa thờ cúng Bàn Vương
Thờ cúng Bàn Vương là một tục lệ lâu đời, khá điển hình trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao. Người Dao coi việc thờ cúng Bàn Vương là một việc làm có liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc. Đây là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào. Đối với đồng bào Dao quần chẹt thực hiện nghi thức thờ cúng Bàn Vương được thực hiện trong các nghi lễ của dân tộc như Lễ Tết Nhảy, Lễ cấp sắc, Lễ tạ mộ tổ… nhưng ở quy mô gia đình dòng họ và chỉ là những nghi thức kết hợp. Việc tổ chức Lễ cúng Bàn Vương quy mô làng, bản trước đây được thực hiện theo chu kỳ 3 năm, 12 năm hoặc tùy thuộc vào sự chỉ đạo của thầy mo trong làng bản. Thờ cúng Bàn Vương là sự tri ân, báo hiếu đến thủy tổ của người Dao đã khai sinh ra các dòng họ người Dao tồn tại và phát triển đến ngày nay. Với quan niệm và cách thức tổ chức nghi lễ như trên, có thể nói rằng, lễ cúng Bàn Vương là nghi lễ mang đậm tính nhân văn. Nó hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và con người luôn được trấn an tinh thần bởi bên cạnh mình đã có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng đầy sức mạnh bảo trợ. Đồng thời, nghi lễ này còn là sợi dây liên kết cộng đồng trong mối quan hệ dòng họ, làng bản tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng cuộc sống.
Cụ thể trong nghi lễ Cúng Bàn Vương của nhóm Dao Quần Chẹt được thực hiện với các nội dung, quy trình như sau:
II. Nội dung, quy trình thực hiện
1. Công tác chuẩn bị
- Trước khi thực hiện Lễ cúng: Ông mo làng triệu tập những trưởng chi các dòng họ trong làng, bản họp thống nhất thông báo với dân làng về thời gian tổ chức Lễ cúng. Sau đó cúng báo Bàn Vương và các thánh, thần biết về việc làng, bản cúng lễ vào thời gian nào trong năm. Đối tượng được cúng báo gồm gồm Hương Hỏa, Bàn Vương, Trì Trạch Gia Tiên, Tam Miếu Vương, Tam Thanh của các dòng họ hứa phù hộ độ trì cho làng bản, nhân đinh an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.
- Thầy mo xem sách chọn được ngày lành tháng tốt để tổ chức Lễ cúng Bàn Vương
- Khâu chuẩn bị gồm các đồ lễ sau: 3 con lợn, mỗi con khoảng 80 kg trở lên, 2 đôi gà, 4 kg măng khô, 4-5 con Sóc sấy khô (hoặc tươi). Lương thực, thực phẩm đủ sinh hoạt trong thời gian diễn ra Lễ, ngoài ra còn các chi cho vật dụng, đồ tế lễ.
2. Tổ chức Lễ cúng:
2.1 Cúng báo trù bị
Cúng gia Thần - Bàn Vương được biết làm Lễ đám chay Dâng Bàn Vương tạ ơn.
Mời 1 ông Thầy Cả (chịu peng shay), 1 ông Thầy Thứ 2 (zdìn chải shay), đảm nhiệm trọng trách Lễ cúng Bàn Vương từ đầu đến cuối; 1 Thầy Khai Đàn thầy thứ 3 (khoi tàn shay), 1 ông Trưởng bếp (pịa tàn pịa lốo), 1 Bà hát (Pảa dzuung mạ), 4 thiếu nhi nam (pải đàng ton), 4 thiếu nhi nữ (kẹt đàng shía) độ tuổi từ 10-14 tuổi; 5 người nam giới biết đọc sách Nôm Dao (chòi chị lồ miền). Đội ngũ giúp việc: lạp miến shay 6 người; pấm dặt, lò, dổô 3 người.
2.2. Chính thức ngày vào việc
- Hai ông, Thầy cả và Thầy thứ 2 dẫn âm binh đến, tập trung đầy đủ số lượng người được mời.
- Trưởng bếp cùng người phụ giúp sắp mâm cỗ để hai Thầy báo cáo gia Thần ngoại Thánh và mời âm binh uống rượu để phù hộ các Thầy tổ chức Lễ làm chay cúng dâng Bàn Vương.
- Treo bộ Tranh thờ của 2 Thầy đem đến.
Thầy cả và Thầy Thứ 2 mặc quần áo Tế Lễ gia Thần ngoại Thánh, Bàn Vương báo cáo lý do. Quá trình lịch sử để lại trải qua từng thời kỳ thay đổi và phát triển dâng tiền bạc cho gia Thần ngoại Thánh và Bàn Vương.
- Thầy Khai Đàn (thầy thứ ba)
Mặc quần áo Tế Lễ Khai đàn, tạ ơn gia Thần ngoại Thánh, âm binh.
- Thầy 1, Thầy 2, Thầy 3. Mặc quần áo Tế Lễ Thượng đồng.
- Mời Ngọc Hoàng xuống chứng giám
- Thầy cả Chiêu Binh, Chiêu Lương.
- Tế Lễ Thượng nguồn, Thân phong, hội binh tạ ơn phù hộ độ trì cho con cháu, nhân đinh An Khang Thịnh Vượng, học hành khá giả làm ăn phát đạt.
3. Lễ Tạ ơn Bàn Vương
Đặt 1 con lợn được mổ làm sạch lên bàn cúng (tầm tìa), có bánh trưng để hai đầu bàn, hương khói.
1. Thầy Thứ 2 (zdìn chải shay);
- Mặc đồ Lễ truyền thống cúng Bàn Vương
- Mời gọi 3 lần Bàn Vương, 4 thiếu nhi nam và 4 thiếu nữ mặc quần áo truyền thống lên xếp thành 2 hàng điểm danh.
2. Bốn thiếu nhi nam và 4 thiếu nữ cùng với Bà hát ra cửa để hát dâng Bàn Vương. Kết thúc bài hát quay về Lễ Bàn Vương.
3. Trưởng bếp xếp 1 bàn dài ngồi 8 người. Cỗ gồm có: 4 bát măng khô nấu thịt sóc, bát đũa đủ 8 người dùng. Thầy hai cúng mời Bàn Vương về nhận lễ tạ ơn.
4. Ba Thầy và 5 người khác đã được mời ngồi vào mâm cỗ vừa ăn vừa đọc sách ôn về quá trình sinh ra và tồn tại đến ngày nay.
5. Thầy cả cúng gia Thần ngoại Thánh trả ơn 1 con lợn và tiền bạc cho gia thần ngoại Thánh.
6. Bốn thiếu nhi nam và nữ tiếp tục mặc quần áo ra đứng cửa hát dâng Bàn Vương.
7. Thầy hai: mặc quần áo tế cúng Bàn Vương lần cuối dâng cỗ và tiền bạc cho Bàn Vương, cầu Bàn Vương tiếp tục phù hộ độ trì cho con cháu hàng năm An Khang Thịnh Vượng.
*Thời gian tổ chức Lễ cúng dâng Bàn Vương diễn ra 1 ngày, 1 đêm trong buổi lễ có kết hợp các tiết mục diễn xướng gồm múa chuông, múa kiếm tạ với Bàn Vương.
*Địa điểm tổ chức Lễ: trước đây tổ chức ở khoảng đất trống trong làng, bản, người ta làm lán trại để tổ chức. Hiện nay có thể tổ chức tại Nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư.
*Chủ lễ là Mo Làng là những người được suy tôn, dân làng tín nhiệm tiến cử để lo việc làng.
*Thời gian tổ chức Lễ Bàn Vương vào những tháng cuối năm âm lịch. Thời gian tổ chức buổi lễ diễn ra 1 ngày, 1 đêm.
I.Mục đích ý nghĩa thờ cúng Bàn Vương
Thờ cúng Bàn Vương là một tục lệ lâu đời, khá điển hình trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao. Người Dao coi việc thờ cúng Bàn Vương là một việc làm có liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc. Đây là một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào. Đối với đồng bào Dao quần chẹt thực hiện nghi thức thờ cúng Bàn Vương được thực hiện trong các nghi lễ của dân tộc như Lễ Tết Nhảy, Lễ cấp sắc, Lễ tạ mộ tổ… nhưng ở quy mô gia đình dòng họ và chỉ là những nghi thức kết hợp. Việc tổ chức Lễ cúng Bàn Vương quy mô làng, bản trước đây được thực hiện theo chu kỳ 3 năm, 12 năm hoặc tùy thuộc vào sự chỉ đạo của thầy mo trong làng bản. Thờ cúng Bàn Vương là sự tri ân, báo hiếu đến thủy tổ của người Dao đã khai sinh ra các dòng họ người Dao tồn tại và phát triển đến ngày nay. Với quan niệm và cách thức tổ chức nghi lễ như trên, có thể nói rằng, lễ cúng Bàn Vương là nghi lễ mang đậm tính nhân văn. Nó hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và con người luôn được trấn an tinh thần bởi bên cạnh mình đã có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng đầy sức mạnh bảo trợ. Đồng thời, nghi lễ này còn là sợi dây liên kết cộng đồng trong mối quan hệ dòng họ, làng bản tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng cuộc sống.
Cụ thể trong nghi lễ Cúng Bàn Vương của nhóm Dao Quần Chẹt được thực hiện với các nội dung, quy trình như sau:
II. Nội dung, quy trình thực hiện
1. Công tác chuẩn bị
- Trước khi thực hiện Lễ cúng: Ông mo làng triệu tập những trưởng chi các dòng họ trong làng, bản họp thống nhất thông báo với dân làng về thời gian tổ chức Lễ cúng. Sau đó cúng báo Bàn Vương và các thánh, thần biết về việc làng, bản cúng lễ vào thời gian nào trong năm. Đối tượng được cúng báo gồm gồm Hương Hỏa, Bàn Vương, Trì Trạch Gia Tiên, Tam Miếu Vương, Tam Thanh của các dòng họ hứa phù hộ độ trì cho làng bản, nhân đinh an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài phát lộc.
- Thầy mo xem sách chọn được ngày lành tháng tốt để tổ chức Lễ cúng Bàn Vương
- Khâu chuẩn bị gồm các đồ lễ sau: 3 con lợn, mỗi con khoảng 80 kg trở lên, 2 đôi gà, 4 kg măng khô, 4-5 con Sóc sấy khô (hoặc tươi). Lương thực, thực phẩm đủ sinh hoạt trong thời gian diễn ra Lễ, ngoài ra còn các chi cho vật dụng, đồ tế lễ.
2. Tổ chức Lễ cúng:
2.1 Cúng báo trù bị
Cúng gia Thần - Bàn Vương được biết làm Lễ đám chay Dâng Bàn Vương tạ ơn.
Mời 1 ông Thầy Cả (chịu peng shay), 1 ông Thầy Thứ 2 (zdìn chải shay), đảm nhiệm trọng trách Lễ cúng Bàn Vương từ đầu đến cuối; 1 Thầy Khai Đàn thầy thứ 3 (khoi tàn shay), 1 ông Trưởng bếp (pịa tàn pịa lốo), 1 Bà hát (Pảa dzuung mạ), 4 thiếu nhi nam (pải đàng ton), 4 thiếu nhi nữ (kẹt đàng shía) độ tuổi từ 10-14 tuổi; 5 người nam giới biết đọc sách Nôm Dao (chòi chị lồ miền). Đội ngũ giúp việc: lạp miến shay 6 người; pấm dặt, lò, dổô 3 người.
2.2. Chính thức ngày vào việc
- Hai ông, Thầy cả và Thầy thứ 2 dẫn âm binh đến, tập trung đầy đủ số lượng người được mời.
- Trưởng bếp cùng người phụ giúp sắp mâm cỗ để hai Thầy báo cáo gia Thần ngoại Thánh và mời âm binh uống rượu để phù hộ các Thầy tổ chức Lễ làm chay cúng dâng Bàn Vương.
- Treo bộ Tranh thờ của 2 Thầy đem đến.
Thầy cả và Thầy Thứ 2 mặc quần áo Tế Lễ gia Thần ngoại Thánh, Bàn Vương báo cáo lý do. Quá trình lịch sử để lại trải qua từng thời kỳ thay đổi và phát triển dâng tiền bạc cho gia Thần ngoại Thánh và Bàn Vương.
- Thầy Khai Đàn (thầy thứ ba)
Mặc quần áo Tế Lễ Khai đàn, tạ ơn gia Thần ngoại Thánh, âm binh.
- Thầy 1, Thầy 2, Thầy 3. Mặc quần áo Tế Lễ Thượng đồng.
- Mời Ngọc Hoàng xuống chứng giám
- Thầy cả Chiêu Binh, Chiêu Lương.
- Tế Lễ Thượng nguồn, Thân phong, hội binh tạ ơn phù hộ độ trì cho con cháu, nhân đinh An Khang Thịnh Vượng, học hành khá giả làm ăn phát đạt.
3. Lễ Tạ ơn Bàn Vương
Đặt 1 con lợn được mổ làm sạch lên bàn cúng (tầm tìa), có bánh trưng để hai đầu bàn, hương khói.
1. Thầy Thứ 2 (zdìn chải shay);
- Mặc đồ Lễ truyền thống cúng Bàn Vương
- Mời gọi 3 lần Bàn Vương, 4 thiếu nhi nam và 4 thiếu nữ mặc quần áo truyền thống lên xếp thành 2 hàng điểm danh.
2. Bốn thiếu nhi nam và 4 thiếu nữ cùng với Bà hát ra cửa để hát dâng Bàn Vương. Kết thúc bài hát quay về Lễ Bàn Vương.
3. Trưởng bếp xếp 1 bàn dài ngồi 8 người. Cỗ gồm có: 4 bát măng khô nấu thịt sóc, bát đũa đủ 8 người dùng. Thầy hai cúng mời Bàn Vương về nhận lễ tạ ơn.
4. Ba Thầy và 5 người khác đã được mời ngồi vào mâm cỗ vừa ăn vừa đọc sách ôn về quá trình sinh ra và tồn tại đến ngày nay.
5. Thầy cả cúng gia Thần ngoại Thánh trả ơn 1 con lợn và tiền bạc cho gia thần ngoại Thánh.
6. Bốn thiếu nhi nam và nữ tiếp tục mặc quần áo ra đứng cửa hát dâng Bàn Vương.
7. Thầy hai: mặc quần áo tế cúng Bàn Vương lần cuối dâng cỗ và tiền bạc cho Bàn Vương, cầu Bàn Vương tiếp tục phù hộ độ trì cho con cháu hàng năm An Khang Thịnh Vượng.
*Thời gian tổ chức Lễ cúng dâng Bàn Vương diễn ra 1 ngày, 1 đêm trong buổi lễ có kết hợp các tiết mục diễn xướng gồm múa chuông, múa kiếm tạ với Bàn Vương.
*Địa điểm tổ chức Lễ: trước đây tổ chức ở khoảng đất trống trong làng, bản, người ta làm lán trại để tổ chức. Hiện nay có thể tổ chức tại Nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư.
*Chủ lễ là Mo Làng là những người được suy tôn, dân làng tín nhiệm tiến cử để lo việc làng.
*Thời gian tổ chức Lễ Bàn Vương vào những tháng cuối năm âm lịch. Thời gian tổ chức buổi lễ diễn ra 1 ngày, 1 đêm.