ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẬP: 70 NĂM ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
  • Cập nhật: 27/08/2018
  • Lượt xem: 37899 lượt xem

Từ khi Đảng bộ huyện được thành lập đến nay, với 23 kỳ đại hội, 13 đảng viên đầu tiên ở 3 chi bộ, đến nay, toàn huyện có 4.905 đảng viên, với 39 chi, Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ đã tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, tạo chuyển biến tích cực, có chiều sâu trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.

ừ khi Đảng bộ huyện được thành lập đến nay, với 23 kỳ đại hội, 13 đảng viên đầu tiên ở 3 chi bộ, đến nay, toàn huyện có 4.905 đảng viên, với 39 chi, Đảng bộ cơ sở.  Đảng bộ đã tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, tạo chuyển biến tích cực, có chiều sâu trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. 

Hà1

Trung tâm huyện Yên Lập hôm nay

Trong thời kỳ vận động thành lập chính quyền Cách mạng, mặc dù địa phương chưa thành lập được tổ chức Đảng, nhưng thông qua các hoạt động của Mặt trận Việt Minh và các cán bộ của chi bộ Cát Trù - Thạch Đê, đồng bào các dân tộc huyện Yên Lập đã tích cực tham gia xây dựng chiến khu Phục Cổ (Minh Hòa) - một trong ba chiến khu kháng Nhật của Phú Thọ. 

Cách mạng tháng Tám thành công, vào cuối tháng 9 năm 1945, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử cán bộ về Phú Thọ củng cố tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng, thành lập Tỉnh ủy Phú Thọ lâm thời. Tại huyện Yên Lập, tháng 9 năm 1946, đồng chí Nguyễn Đan Thành được Tỉnh ủy phân công theo dõi và chuẩn bị tổ chức thành lập các chi bộ Đảng. Sau một thời gian giác ngộ, tuyên truyền chi bộ Hưng Long được thành lập do đồng chí Nguyễn Đan Thành trực tiếp làm Bí thư. 

Đến năm 1948, đã thành lập được 11 chi bộ với 233 đảng viên. Trên cơ sở số chi bộ và số đảng viên đã phát triển, Tỉnh ủy quyết định thành lập Huyện ủy Yên Lập ngày 19 tháng 7 năm 1948, tại nhà ông Lê Văn Nguyên, xóm Xấu xã Xuân Thủy (nay thuộc xã Xuân An), bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa I. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành của tổ chức Đảng ở Yên Lập.
Hà2
Hệ thống điện lưới hạ thế của huyện Yên Lập được cải tạo, nâng cấp, đảm bảo 100% khu dân cư; 98% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. 
Trong thời kỳ cùng cả nước vừa xây dựng CNXH, vừa đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng bộ huyện đã động viên nhân dân ra sức khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất... Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Lập đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh, vừa sẵn sàng chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời huy động mức cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng quân và dân cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thời kỳ cùng cả nước đi lên xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, nhất là sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương, đưa Yên Lập trở thành địa phương có nền kinh tế nông nghiệp đa canh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; kinh tế phát triển toàn diện, đạt mức tăng trưởng khá. 

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng theo giá trị tăng thêm đạt 8,5%, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 91,227 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 40.661,7 tấn; huyện có xã Hưng Long đạt chuẩn nông thôn mới và 16 xã hoàn thành 199/304 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển vượt bậc, thu hút được 10 nhà đầu tư vào cụm công nghiệp thị trấn Yên Lập và Cụm Công nghiệp Lương Sơn, tạo việc làm ổn định cho trên 1.000 lao động. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện ước đạt trên 500 tỷ đồng. Huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện dự án hệ thống thoát lũ từ hồ Thủy Điện cũ đến cầu Bến Sơn, thị trấn Yên Lập theo hình thức đối tác công tư (PPP); thu hút doanh nghiệp xây dựng dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho thị trấn Yên Lập và các xã lân cận với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng; đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại huyện và khu dịch vụ thương mại lòng hồ Thủy Điện cũ; đã khánh thành và đưa vào hoạt động khu vui chơi, giải trí huyện Yên Lập...

Lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn đạt kết quả toàn diện. Toàn huyện có 38/60 trường học đạt chuẩn Quốc gia; 11/17 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, thị trấn giai đoạn đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 17,4%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%, tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 91,33%; các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, các phong trào đền ơn đáp nghĩa được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,2%.  
Công tác quốc phòng an ninh theo hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân rộng khắp, vững mạnh. Hoạt động của HĐND và UBND các cấp không ngừng được đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác. Thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả.
Hà3Huyện đã hình thành 2 cụm CN ở thị trấn Yên Lập và xã Lương Sơn.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai hiệu quả các nội dung chương trình công tác, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết ngày càng vững mạnh. 

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị thực sự được coi là nhiệm vụ then chốt. Đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác phát triển đảng viên mới được chú trọng, công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm đã góp phần tích cực trong phòng ngừa ngăn chặn sai phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; năng lực chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở được phát huy.

Ghi nhận những thành tích đóng góp của Đảng bộ và nhân dân Yên Lập trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện và các xã Minh Hòa, Tân Long (nay là thị trấn Yên Lập), Ngọc Lập, Mỹ Lung được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; được Chính phủ tặng Cờ thi đua và trên 10 nghìn Huân, Huy chương các loại cho các tập thể và cá nhân...

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện là dịp để Đảng bộ và nhân dân trong huyện ôn lại quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ và các phong trào cách mạng của nhân dân Yên Lập dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó khơi dậy và nhân lên lòng nhiệt tình cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, niềm tin tưởng sắt đá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng đoàn kết, phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII và Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXIII đã đề ra./.

Đồng chí Hà Đức Quảng