Quy chế chấm điểm cuộc thi “Sáng tác tiêu đề - biểu tượng huyện Yên Lập”
  • Cập nhật: 30/12/2021
  • Lượt xem: 5473 lượt xem

Ngày 30/12/2021, Ban Tổ chức cuộc thi "Sáng tác tiêu đề - Biểu tượng huyện Yên Lập" ban hành Quyết định số 2126/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế chấm điểm cuộc thi “Sáng tác tiêu đề - biểu tượng huyện Yên Lập”

Cụ thể như sau:

Ban Giám khảo do Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tác tiêu đề - biểu tượng huyện Yên Lập” thành lập. Giúp việc cho Ban Giám khảo là Tổ Thư ký.

I.  Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Giám khảo và Tổ Thư ký

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Giám khảo:

- Ban Giám khảo có trách nhiệm theo dõi cuộc thi, chấm điểm theo các tiêu chí quy định tại Quy chế chấm điểm, bảo đảm tính khách quan và chính xác.

- Tại Vòng Sơ khảo, các thành viên Ban Giám khảo thảo luận, bàn bạc dân chủ, chấm điểm độc lập bằng phiếu kín và nộp cho Tổ Thư ký tổng hợp. Tại Vòng Chung khảo, Trưởng Ban Giám khảo tổ chức chấm chung, các thành viên Ban Giám khảo thảo luận, bàn bạc dân chủ, bình xét, phân định các giải thưởng.

- Nhận định, đánh giá chất lượng chuyên môn, báo cáo tổng kết Cuộc thi.

- Ban Giám khảo phải thực hiện đúng các quy định và thông báo của Ban Tổ chức cuộc thi về thời gian, địa điểm chấm thi và phương thức chấm điểm.

- Để đảm bảo cho Cuộc thi diễn ra thành công, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi có quyền thay đổi thành phần Ban Giám khảo trong trường hợp cần thiết.

- Thành viên Ban Giám khảo không tham gia cuộc thi.

2. Trách nhiệm của Tổ Thư ký:

- Chuẩn bị phòng họp, phòng chấm điểm; cung cấp các tài liệu, văn bản, phiếu chấm điểm, thông báo lịch trình làm việc cho Ban Giám khảo.

- Theo dõi, ghi biên bản, phát hiện các vi phạm trái với Thể lệ Cuộc thi hoặc trái với nội dung phiên họp của Ban Tổ chức cuộc thi ngày 23/12/2021 để báo cáo cho Ban Giám khảo trước khi cho điểm.

- Tập hợp phiếu điểm, cộng điểm chính xác, phát hiện những phiếu điểm chấm điểm chênh lệch. Tổng hợp kết quả chấm điểm của Ban Giám khảo để báo cáo Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi trước khi tổng kết.

- Tuyệt đối giữ bí mật về kết quả đánh giá của Ban Giám khảo trong quá trình diễn ra Cuộc thi.

II. Nguyên tắc làm việc của Ban Giám khảo

1. Nguyên tắc chung:

- Các thành viên Ban Giám khảo phải có mặt đầy đủ, đúng giờ, theo yêu cầu của Ban Tổ chức cuộc thi.

- Thành viên Ban Giám khảo vắng mặt phải báo trước cho Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi.

2. Vòng Sơ khảo:

- Ban Giám khảo thảo luận, bàn bạc dân chủ, chấm điểm độc lập bằng phiếu kín và giao kết quả cho Tổ Thư ký ngay sau khi kết thúc từng phiên chấm đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, công bằng.

- Thành viên Ban Giám khảo có quyền thay đổi quyết định chấm điểm của mình bằng cách sửa lại điểm số đã cho thành điểm số mới có ghi điểm bằng chữ và chữ ký ngay cạnh chỗ sửa.

- Chênh lệch điểm chấm của mỗi thành viên Ban Giám khảo so với điểm trung bình cộng của tất cả thành viên Ban Giám khảo (do Tổ Thư ký thực hiện) tối đa không quá 20% điểm tối đa (điểm tối đa cho một tác phẩm là 100 điểm). Nếu xuất hiện sự chênh lệch trên 20% điểm tối đa, thành viên Ban Giám khảo chấm chênh lệch sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp, trong trường hợp không đạt được sự thống nhất thì Trưởng ban Giám khảo xem xét, quyết định tổ chức chấm chung hoặc loại bỏ.

- Căn cứ để đánh giá, lựa chọn 10 tác phẩm vào Vòng Chung khảo là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo trên cơ sở điểm số từ cao đến thấp. Trong trường hợp có nhiều thí sinh có đồng số điểm, Ban Giám khảo sẽ xem xét đầy đủ các yếu tố để quyết định thứ hạng cuối cùng của thí sinh.

- Thành viên Ban Giám khảo không tiết lộ thông tin về kết quả chấm điểm dưới bất kỳ hình thức nào.

3. Vòng Chung khảo:

- Ban Tổ chức cuộc thi mời thêm các thành phần tham gia chấm Vòng Chung khảo làm thành viên: Đại diện nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, người có công, người có uy tín, … trên địa bàn huyện.

- Ban Giám khảo và các thành phần mời tham gia chấm Vòng Chung khảo tổ chức chấm chung; các thành viên thảo luận, bàn bạc dân chủ, bình xét, lựa chọn 03 tác phẩm để phân định các giải thưởng.

- Đối với tác phẩm được chọn, Ban Giám khảo sẽ trao đổi cùng tác giả có tác phẩm dự thi để xem xét chỉnh sửa, bổ sung theo ý tưởng, định hướng của Ban Tổ chức cuộc thi cho phù hợp với tính chất và mục đích sử dụng.

III. Tiêu chí chấm điểm

- Gồm 04 phần với 9 tiêu chí.

- Điểm chấm của mỗi tác phẩm dự thi là tổng điểm của các tiêu chí cộng lại, tối đa 100 điểm, điểm lẻ đến 0,5.

- Căn cứ vào số điểm, Ban Giám khảo sẽ lựa chọn tác phẩm có tổng điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng tham gia Vòng Chung khảo.

Stt

Tiêu chí

Điểm số

I. Nội dung

60

1

Ý nghĩa của Biểu tượng và Tiêu đề kèm theo thể hiện định hướng phát triển toàn diện, bền vững của huyện

15

2

Biểu tượng thể hiện được đặc trưng tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương.

15

3

Biểu tượng dễ nhìn, dễ nhớ, dễ nhận diện, tạo ấn tượng sâu sắc.

15

4

Tiêu đề ngắn gọn, cô đọng, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh với du khách và công chúng.

15

II. Hình thức bố cục

30

5

Tiêu đề được thiết kế hài hòa với bố cục của Biểu tượng và đi liền với Biểu tượng.

10

6

Thiết kế ấn tượng, độc đáo, có điểm nhấn; sử dụng, kết hợp màu sắc hài hòa, “bắt mắt” người xem, tương thích về mặt ý nghĩa, nội dung.

10

7

Đường nét, tạo hình rõ ràng, có tính cách điệu, thể hiện rõ đường nét khi chuyển sang trắng đen và phù hợp khi phóng to hoặc thu nhỏ.

10

III. Mục đích sử dụng

5

8

Dễ gia công trên các chất liệu khác nhau; phù hợp để quảng bá.

5

IV. Thuyết minh

5

9

Ngắn gọn, nội dung phù hợp, nêu bật được ý nghĩa rõ ràng của Tiêu đề - Biểu tượng huyện Yên Lập.

5

Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, Ban Tổ chức tiếp thu các ý kiến góp ý, nếu xét thấy cần thiết sẽ có điều chỉnh cho phù hợp nhằm tìm chọn được mẫu Tiêu đề - Biểu tượng có ý tưởng hay và tốt nhất.

Ban biên tập