Với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Lập đã hiện thực hóa Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” gắn với hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Qua đó, đã và đang khơi nguồn cho hội viên, mạnh dạn vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Theo chân cán bộ Hội phụ nữ xã Ngọc Lập dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình Hợp tác xã sản xuất và chế biến cây dược liệuở khu Thống Nhất, do chịchị Đinh Thị Duyên làm Giám đốc, chị kể cho chúng tôi nghe về ý tưởng khởi nghiệp của mình: năm 2019, từ ý tưởng đưa cây cà gai leo vào trồng ở đồng đất địa phương, bởi chị thấy cây cà gai leo không kén đất, lại có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, có hiệu quả kinh tế; được sự hỗ trợ của Hội phụ nữ xã, và huyện Yên Lập nên chị đã mạnh dạn thành lập Hợp tác xãsản xuất và chế biến cây dược liệu. Ý tưởng này đạt giải xuất sắc toàn quốc năm 2019, do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức bình chọn. Từ đó, Hợp tác xãsản xuất và chế biến cây dược liệudo chị Đinh Thị Duyên ở khu Thống Nhất xã Ngọc Lập làm Giám đốc bắt đầu đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, nhờ sự cần cù, ham học hỏi và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, mô hình trồng cây dược liệu của chị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.Chị Đinh Thị Duyên-Hội viên phụ nữ xã Ngọc Lập chia sẻ: Được sự hỗ trợ của Hội LHPN các cấp, tôi cũng đưa vào ý tưởng, cây cà gai leo này trồng trên mảnh đất của quê mình. Tôi thấy hiệu quả, không kén đất, phát triển và chịu hạn tốt, và đặc biệt cho hiệu quả kinh tế ổn định”

Đồng chí Bùi Hồng Hoàng - PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc, nhân Ngày thành lập HTX sản xuất và chế biến cây dược liệu.
Để vận động, tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế, Hội phụ nữ huyện đã bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ, đồng thời đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ để giúp phụ nữ tự tin khởi sự kinh doanh. Chỉ đạo xây dựng các mô hình “Phụ nữ khởi nghiệp”, xác định là mô hình mới và khó, do đó Hội LHPN huyện đã chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở phải vào cuộc, hướng dẫn theo cách cầm tay chỉ việc, điển hình nhưchị Nguyễn Kiều Hương- Chủ tịch Hội phụ nữ xã Xuân Thủy, là một trong những chủ tịch Hội phụ nữ đứng là thành lập xưởng may tạo công ăn việc làm cho hội viên phụ nữ tại địa phương, chị cho biết: “Gắn vào đề án 939, chúng tôi thực hiện cầm tay chỉ việc tại cơ sở, chúng tôi đã tổ chức thành lập ra để cho chị em đi làm hàng ngày, hàng tháng để tăng thu nhập. Mức thu nhập ổn định của chị em được từ 5-7 triệu đồng/ tháng”

Mô hình kinh tế trồng cây ăn quả cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm của gia đình chị Hoàng Thị Sơnhội viên phụ nữ xã Phúc Khánh.
Thông qua hoạt động vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, nhiều hội viên phụ nữ đã vượt khó vươn lên, tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, kinh doanh, khởi nghiệp. Trên địa bàn huyệnđã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế do phụ nữ tham gia khởi nghiệp trong đó có 24mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao tại 17/17 xã, thị trấn với 128thành viên tham gia.Tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả 66 tổ/nhóm phụ nữ liên kết phát triển kinh tế; 03 HTX do phụ nữ làm chủ.

Tổ nhóm liên kết phát triển sản xuất kinh doanh Hội phụ nữ thị trấn Yên Lập, trao đổi giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế.
Những kết quả thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Hội phụ nữ đồng thời khích lệ phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình tổ, nhóm liên kết, góp phần thực hiện mục tiêu phát triên kinh tế -xã hội của huyện./.
Bài, ảnh: Hồng Vân- Xuân Đôn ( Đài TT Yên Lập)