Là huyện miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 62% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện. Tuy nhiên, năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế đồi rừng còn thấp, nhiều vườn tạp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Hiện huyện tập trung phát triển 2.600ha cây dược liệu, nhất là cây quế.
Việc trồng và chuyển hóa rừng cây gỗ lớn chưa hiệu quả, diện tích cây ăn quả tăng nhưng manh mún, các loại cây dược liệu, cây thuốc quý của người dân tộc Dao, Mường, Mông… quy mô nhỏ, chưa khai thác hiệu quả; chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, giá trị hàng hóa còn thấp… Bên cạnh đó, xuất phát kinh tế của huyện thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn…

Duy trì 1.000ha diện tích chè với năng xuất 18 tấn/ha/năm
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra: Phát triển kinh tế đồi rừng, trọng tâm cây gỗ lớn, dược liệu và cây ăn quả. Mỗi năm trồng mới 1.200ha rừng tập trung, trồng và chuyển hóa 400ha rừng cây gỗ lớn; phát triển 2.600ha cây quế và cây dược liệu, 7.740ha rừng tự nhiên, nâng độ che phủ lên 61% và duy trì từ 1.000ha diện tích chè trở lên, với năng suất đạt 18 tấn/ha/năm… Để đạt mục tiêu này, hàng năm huyện đã đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm; tăng cường đào tạo nguôn nhân lực, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, ưu tiên hộ nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Nguồn: Báo Phú Thọ