Người Cựu chiến binh tiên phong trồng rừng
  • Cập nhật: 04/01/2023
  • Lượt xem: 1715 lượt xem

Trong chiến tranh những người lính bộ đội cụ Hồ đã không tiếc máu xương của mình sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, khi hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương các anh vẫn phát huy phẩm chất tiên phong đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, tiêu biểu là Cựu chiến binh Hạ Đình Giao, thôn Đồng Phú, xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập là một trong những điển hình như thế.


Cựu chiến binh Hạ Đình Giao chăm sóc rừng cây của gia đình

Cựu chiến binh (CCB) Hạ Đình Giao, sinh năm 1968 vốn xuất thân từ một gia đình ở vùng nông thôn, miền núi nên từ thủa nhỏ anh đã gắn bó với rừng xanh. Năm 1989, khi vừa tròn 21 tuổi anh tham gia nhập ngũ tại Trung đoàn 187, sư đoàn 316, Tuyên Quang. Sau 4 năm phục vụ trong quân đội, CCB Hạ Đình Giao xuất ngũ trở về địa phương xây dựng gia đình, phát triển kinh tế. Sau nhiều năm vật lộn với đủ nghề nhưng cuộc sống cũng chỉ tạm đủ chi tiêu hàng ngày. Năm 1997 không có vốn để tích lũy anh quyết tâm vào rừng lập trang trại nhận đất để trồng rừng và thuê thêm đất của các hộ dân lân cận để trồng cây ăn quả, trồng chè và trồng cây nguyên liệu giấy.

      Cựu chiến binh Hạ Đình Giao, thôn Đồng Phú, xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập tâm sự. Gia đình tôi trước làm trang trại vừa chăn nuôi với trồng cây ăn quả và cây chè, sau thời gian thấy vất vả không có hiệu quả kinh tế, gia đình tôi chuyển toàn bộ trồng cây ka keo, cây nguyên liệu giấy, trồng thành rừng cây gỗ lớn, năm 2022 gia đình tôi bán 11ha, trừ chi phí gia đình cũng thu về được hơn 300 triệu đồng.

Hiện nay diện tích trồng rừng của gia đình anh Giao có gần 100 ha, trong đó có hơn 40ha cây gỗ lớn, chủ yếu là cây ka keo. Ngoài việc phát triển diện tích rừng hiện có, gia đình anh nuôi thêm đàn gia súc gia cầm như lợn, dê, bò, ngựa và đào ao thả cá mỗi năm thu nhập gần 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình anh còn là một CCB gương mẫu, đi đầu trong các phong trào ở địa phương, chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi, giúp đỡ về con giồng cũng như về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho những gia đình hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn, đưa phong trào phát triển kinh tế trong thôn, trong xã ngày càng phát triển.

  Đồng chí Đỗ Minh Kiên, Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập. Mô hình phát triển kinh tế của hội viên CCB Hạ Đình Giao chi hội khu Đồng Phú, xã Đồng Lạc hàng năm phát triển kinh tế cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân, đặc biệt là bà con nhân dân trong khu, hàng năm gia đình cũng thu từ 300 đến 400 triệu đồng, đặc biệt mô hình của anh Giao đã nhân rộng cho các hội viên trong xã đến học tập và làm theo mô hình của anh Giao về phát triển kinh tế đồi rừng và trang trại cho biết. Đánh giá về mô hình phát triển trồng rường của CCB Hạ Đình Giao. Đồng chí Dương Minh Tư, Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Lập cho biết. Trên địa bàn huyện Yên Lập hiện có 70 mô hình trạng trại và 1.072 mô hình gia trại, điển hình mối xã, thị trấn có các chủ trang trại, các mô hình phát triển đồi rừng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt và đặc biệt là mô hình của anh Hạ Đình Giao tại xã Đồng lạc nhiều năm qua phát triển về đồi rừng, chăn nuôi, sản xuất rất hiệu quả mang lại kinh tế bền vững, đây là mô hình chúng tôi đã chú trọng để nhân rộng trong toàn huyện.

Với ý chí không cam chịu đói nghèo và quyết tâm làm giàu trên quê hương mình. Năm 2022 CCB Hạ Đình Giao được UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2017- 2022. Với ý chí, nghị lực và tinh thần quyết tâm cao của người CCB trong giai đoạn hiện nay, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế gia đình và xã hội hoàn thành các tiêu trí xây dựng nông thôn mới xã Đồng Lạc, huyện miền núi Yên Lập.

Bích Thọ - Xuân Đôn ( Trung tâm VH – TT –DL và TT Yên Lập)