Yên Lập Phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2021
  • Cập nhật: 06/06/2022
  • Lượt xem: 2131 lượt xem

Thời gian qua, các chính sách của Trung ương, của Tỉnh tập trung hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện đã tạo động lựccho tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện giai đoạn 2016-2021.Chúng ta cùng nhìn lại những kết quả đạt được trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Lập trong thời gian qua.

Từ năm 2016 trở về trước  lànhững năm đặc biệt khó khăn cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện, luôn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, dịch bệnh, thị trường, gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất,  phát triển KT-XH của huyện...nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Yên Lập, cùng sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Nhân dân trong toàn huyện quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu để ra nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2016 - 2021 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực

Trong giai đoạn 2016-2021 sản xuất nông nghiệp được khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế. Yên Lập tiếp tục triển khai thực hiện nhiều đề án về phát triển kinh tế đã đạt hiệu quả cao, trong đó phải kể đến việc dồn đổi tích tụ tập trung đất đai, hình thành một  vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chú trọng sản xuất lúa chất lượng cao.

Ông Đỗ Tuấn Vinh- Bí thư Đảng ủy Thị trấn Yên Lập, Chủ tịch HĐND Thị trấn Yên Lập cho biết “  Thị  trấn từ năm 2017 đến năm 2019 tổng diện tích dồn đổi được 97,2ha  với số hộ tham gia 480 hộ , trước khi dồn đổi 1.950 thửa sau khi dồn đổi còn 502 thửa  tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, nhân dân hiến đất để làm đường giao thông. Kết quả dồn đổi ruộng đất sau khi người dân được dồn đổi hiệu quả sản xuất nâng cao rõ rệt, thứ nhất là giao thông nội đồng, đưa cơ giới hoá vào sản xuất trong nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất từ đó chăm sóc đầu tư cho nông nghiệp cây lúa tăng lên rõ rệt hệ thống tưới tiêu có hiệu quả”

Ông Nguyễn Đức Liếu- Trưởng khu dân cư Đồng Cạn, Thị trấn Yên Lập: “ Trưởng khu, Bí thư CB vận động nhân dân những thụ hưởng sau khi hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất: Công tác dồn đổi ruộng đất rất thuận lợi cho dân , một là điều kiện canh tác, hai là tưới tiêu, ba là đi lại dân đã hiến đất để làm đường giao thông . Sau khi thu hoạch thuận lợi máy móc về tận nơi. Nhân dân rất ủng hộ chương trình dồn đổi của Tỉnh, của huyện

Từ những chủ trương đúng đắn đó, các địa phương trong huyện đã tìm ra những cách làm hay sáng tạo. Xuất hiện nhiều mô hình SX, các trang trại tổ hợp tác xã tiếp tục chuyển biến theo hướng liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.Luôn giữ ổn định diện tích sản xuất cây lương thực ( trên 8.000ha) diện tích lúa chất lượng cao càng được mở rộng năm 2016: 891,2ha; năm 2021: 2.638ha .Xã Mỹ Lung là địa phương đã quy hoạch thành công vùng sản xuất lúa nếp Gà gáy đặc sản, trong quá trình sản xuất, người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng vào sản xuất an toàn sinh học, bảo vệ môi trườngnên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt. 

Ông Khúc Ngọc Tung- Giám đốc HTX sản xuất gạo nếp gà gáy Mỹ Lung và kinh doanh dịch vụ tổng hợp chia sẻ “  Năm 2016 diện tích 37 ha năng xuất chỉ đạt 2 tấn 7/1ha năm 2021 diện tích tăng 100ha năng xuất tăng 3 tấn 7. Trong thời gian HTX làm được tập huấn học hỏi kinh nghiệm hướng dẫn bà con nông dân xây dựng qui trình, thứ nhất  năng xuất tăng lên, thứ hai diện tích nâng lên gấp 3 lần. HTX hoàn thiện qui trình sản xuất từ khâu gieo trồng đến thu hoạch hướng dẫn cho bà con nông dân đáp ứng được chất lượng theo  mong muốn của HTX”

Một số trang trại, gia trại, tổ hợp tác thuộc các xã, thị trấn được phát triển mạnh trong sản suất nông nghiệp, trồng cây ăn quả với những cây trồng chủ lực như cây bưởi diễn, bưởi đỏ, mít, táo, ổi…chủ yếu tại các xã: Xuân Thủy, Phúc Khánh, Đồng Thịnh...trong đó phải kể đến Hợp tác xã Bưởi Xuân Thủy, đạt sản phẩm OCOP 3 sao; Ngoài việc phát triển cây ăn quả, các trang trại phát triển nuôi gà, nuôi lợn rừng lai, lợn bản địa được chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, được triển khai trên tất cả 17 xã, thị trấn đã cho thu nhập khá.

Ông Đinh Văn Thực - Khu 5 xã Ngọc Đồng cho biết “Mô hình trong gia đình làm từ năm 2000 đến nay, thấy xây dựng quỹ đất có xây dựng chuồng trại làm kinh tế ổn định hơn. Phát triển chăn nuôi gà thấy ổn định, nó thuận lợi mỗi năm được 500-700 triệu, hiệu quả thấy kinh tế phát triển lớn lên thêm”

Với lợi thế là vùng núi huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh như kinh tế đồi rừng, trọng tâm là phát triển cây gỗ lớn, cây chè, cây dược liệu, nhất là cây quế tại các xã: Trung Sơn, Thượng Long với diện tích trên 2000 ha. Cây nguyên liệu giấy được triển khai tất cả các xã,thị trấn đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân.


Mô hình chăn nuôi lợn bản địa của Hợp tác xã dịch vụ Sơn Thủy, xã Ngọc Đồng


Mô hình chăn nuôi dê ở Ngọc Lập

Song song với phát triển nông, lâm nghiệp, huyện đã tranh thủ các nguồn lực khác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ... được đầu tư hàng năm. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm huy động nhân dân đóng góp ngày công lao động và nhiều vật liệu, hiến hàng nghìn m2 đất thổ cư, đất vườn để xây dựnng đường giao thông liên thôn, liên xã và các công trình công cộng khác. Trong giai đoạn vừa  qua  đã cải tạo cứng hóa 167 công trình giao thông  nông thôn có tổng chiều dài gần 200km. Hệ thống cầu cống, mương máng thủy lợi phụ vụ cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân được hoàn thiện. Công trình kè thoát lũ Ngòi cả thị trấn Yên Lập hoàn thành, đã giải quyết được tình trạng ngập úng trung tâm huyện về mùa mưa lũ hàng năm.

Để giải quyết ngập úng về mùa mưa và cung cấp nước sản xuất, sinh hoạtcho cho người dân vùng thấp.Yên Lập đã được nhà nước đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Ngòi Giành, thuộc xã Trung sơn đãđưa vào tích nước, đầu tư giai đoạn 2. Đây là một công trình trọng điểm cung cấp nước tưới chủ hơn 7.000ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt cho gần 160 nghìn nguười dân huyện Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba.

Anh Đinh Văn Nghị  Trưởng khu Đâng phấn khởi nói“ Sau khi Hồ chứa nước Ngòi Giành được hoàn thiện vận động tầm quan trọng của Hồ chứa nước Ngòi Giành được sự đồng thuận của bà con tạo điều kiện trong quá trình thu hồi giải phóng đền bù hiện nay Hồ chứa nước Ngòi Giảnh đã đi vào hoàn thiện một số hạng mục điện đường trường trạm đã xong bà con rất phấn khởi”

Trong những năm gần đây, hạ tầng lưới điện trên địa bàn huyện không ngừng được đầu tư, nâng cấp, từ hệ thống cao áp đến mạng lưới điện nông thôn,186/186 khu dân cư có điện lưới quốc gia qua đó, đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển, quy mô mạng lưới trường, lớp phát triển hợp lý, cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa với tỷ lệ lớp học được kiên cố hóa đạt 95,2%.Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, trong nhiệm kỳ đã xây dựng được thêm 15 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên 47 trong số 59 trường. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến nay, đã có 17/17 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ; trung bình có 6,4 bác sĩ/10 nghìn dân; số giường bệnh đạt 30,1 giường bệnh/10 nghìn dân. Các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông, thể thao được quan tâm và đạt được nhiều kết quả, hằng năm tỷ lệ khu dân cư văn hóa đạt hơn 80%, gia đình văn hóa đạt hơn 85%. Ti lệ hộ nghèo đến năm 2021 giảm còn

Với sự nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện cùng với những cách làm chủ động, sáng tạo với quan điểm chỉ đạo “dân là chủ thể”, quá trình xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển đột phá. Đến năm 2021 toàn huyện đạt 248/304 tiêu chí đạt 86,18%. Trong đó có 5 xã, 96 khu dân cư đạt chuẩn NTM.

 Ông Nguyễn Văn Vui- Bí thư Đảng uỷ xã Xuân Thuỷ cho biết “ Trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM Đảng uỷ lãnh đạo đề ra NQ thực hiện  Trong giai đoạn đầu gặp khó khăn đặc biệt là phát triển KTXH và nguồn lực. Sau đó Đảng uỷ tập trung chỉ đạo lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội vào cuộc lãnh đạo cán bộ Đảng viên và nhân dân. Sau quá trình đạt kết quả tốt nhân dân đồng tình ủng hộ đến năm 2019 xã đạt xã nông thôn mới”

Các cơ chế, chính sách được thực hiện và cụ thể hóa góp phần tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các sản phẩm lợi thế của huyện; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa; Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, của Tỉnh huyện Yên Lập đã huy động các nguồn vốn khác để phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến 2021 đạt 53.725 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả đầu tư

TĐ: Ông Hoàng Văn  Cường- HUV, Trưởng phỏng NN và PTNT huyện Yên Lập cho biết“ Từ năm 2016, huyện Yên Lập được thụ hưởng một số chính sách của Trung ương của tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ phát triển nghành nông nghiệp . Mặc dù nguồn vốn được hỗ trợ không nhiều , tuy nhiên nghành nông nghiệp huyện đạt được một số kết quả đáng khích lệ  như: Hình thành một số vùng sản xuất hàng hoa tập trung cây gỗ lớn, chăn  nuôi trâu bò, phát triển cây quế tại Trung Sơn, Thượng Long. Cùng với việc áp dụng tiến bộ KHKT cơ giới hoá vào SX đầu tư kết cấu hạ tầng  do đó diện tích năng xuất sản lượng cây trồng vật nuôi tăng lên, giá trị thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác hàng năm tăng lên năm 2016 là 81 triệu đồng/ha, năm 2021 là 105 triệu đồng/ ha. Thông qua đó đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhờ đó bộ mặt nông thôn từng bước được chỉnh trang và phát triển, kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, ngành nghề tạo ra thu nhập cao ở nông thôn ngày càng đa dạng và phong phú, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm huy động nguồn lực để phát triển kinh tế. Xây dựng 3 cụm Công nghiệp: Thị trấn Yên Lập, Lương Sơn, Đồng Lạc  tạo việc làm cho lao động địa phương, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Nhờ đó thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể năm 2016: 19,6 triệu đồng/ người/ năm đến 2021:30,7 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 13,2%

Thời gian tới, huyện Yên Lập tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp sang nuôi, trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao hơn, xây dựng thương hiệu mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tìm kiếm thị trường cung cấp sản phẩm ổn định, an toàn. Chỉ đạo các xã trên địa bàn củng cố và nâng cao các tiêu chí NTM, xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu gắn với phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững . Chú trọng tạo nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Kim Ngọc- Phó Chủ tich UBND huyện cho biết:  Thời qian vừa qua chúng tôi nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của HĐND,UBND tỉnh sự lãnh đạo của HU, sự giám sát có hiệu quả của HĐND huyện đạt được một kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới chúng tôi xác định nhiệm vụ giải pháp chính như sau: Thứ nhất là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng chính quyền về hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Lồng ghép các nguồn lực huy động từ các chương trình mục tiêu quốc gia như XDNTM, giảm nghèo bền vững .  Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tạo sự đồng thuận của nhân dân…”

Những kết quả đạt được trong phat triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện cũng minh chứng cho sự chủ động, sáng suốt và thống nhất trong chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự đồng thuận của người dân là yếu tố quan trọng để vượt qua khó khăn giành thắng lợi lớn. Đây cũng là tiền đề đểNông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược lâu dài trong công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Hồng Vân- Xuân Đôn ( Trung tâm VH,TT,Dl và Truyền thông)